Archive for December 13, 2010

Các thuộc tính đồ họa chung

Có một số thuộc tính được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng Silverlight (UIElement): Canvas, các hình họa, MediaElement và TextBlock.

Thuộc tính Opacity
Thuộc tính Opacity cho phép bạn kiểm soát độ trong suốt của một đối tượng UIElement. Bạn có thể đặt giá trị cho thuộc tính Opacity từ 0 đến 1. Đối tượng càng trong suốt nếu giá trị càng gần về 0, nếu đặt là 0 thì đối tượng sẽ hoàn toàn trong suốt, giá trị mặc nhiên của thuộc tính này là 1.0.

Ví dụ sau đây sẽ tạo 2 hình họa với các thuộc tính Opacity khác nhau:


<Canvas Width="300" Height="300"
   xmlns="http://schemas.microsoft.com/client/2007"
   xmlns:x="http://schemas.microsoft.com/winfx/2006/xaml">

  <Rectangle Opacity="1.0" Height="100" Width="100" Canvas.Left="30" Canvas.Top="30"
     Stroke="Black" StrokeThickness="10" Fill="SlateBlue"/>
  <Rectangle Opacity="0.6" Height="100" Width="100" Canvas.Left="70" Canvas.Top="70"
     Stroke="Black" StrokeThickness="10" Fill="SlateBlue" />
</Canvas>

 

Thuộc tính OpacityMask
Thuộc tính OpacityMask cho phép bạn kiểm soát độ trong suốt trong các phần khác nhau của một đối tượng UIElement. Lấy ví dụ, bạn có thể dùng OpacityMask để làm đối tượng mờ dần từ phải sang trái. Thuộc tính OpacityMask nhận vào một đối tượng Brush. Bút vẽ được áp dụng vào đối tượng và kênh alpha (kênh xác định độ trong suốt) sẽ được dùng để xác định độ trong suốt của pixel tương ứng. Nếu một phần nào đó của bút vẽ là trong suốt thì nó cũng sẽ làm cho thành phần tương ứng trong suốt.
Bạn có thể dùng bất kỳ kiểu bút vẽ nào để dùng OpacityMask, tuy nhiên LinearGradientBrush, RadialGradientBrush, và ImageBrush là những kiểu thường dùng nhất.
Ví dụ sau sẽ áp dụng một LinearGradientBrush bản đồ trong suốt vào một đối tượng Rectangle.

<Canvas Width="300" Height="300"
   xmlns="http://schemas.microsoft.com/client/2007"
   xmlns:x="http://schemas.microsoft.com/winfx/2006/xaml">
  <Rectangle Height="100" Width="100" Canvas.Left="30" Canvas.Top="30"
     Stroke="Black" StrokeThickness="10" Fill="SlateBlue">
    <Rectangle.OpacityMask>
      <LinearGradientBrush>
        <GradientStop Offset="0.25" Color="#00000000"/>
        <GradientStop Offset="1" Color="#FF000000"/>
      </LinearGradientBrush>
    </Rectangle.OpacityMask>
  </Rectangle>
</Canvas>
 

Thuộc tính Clip
Thuộc tính Clip cho phép bạn vẽ các phần của một đối tượng một cách chọn lọc. Để dùng thuộc tính Clip, bạn phải cung cấp một đối tượng Geometry (đối tượng hình học) mô tả phần bạn muốn vẽ. Tất cả những phần nằm bên ngoài hình này đều sẽ bị ẩn đi, hay được gọi là “bị xén”.

Ví dụ sau đây dùng một RectangleGeometry để mô tả vùng xén cho một đối tượng Ellipse. Kết quả là, chỉ có phần nào bên trong vùng được định nghĩa bởi RectangleGeometry được hiển thị, những phần còn lại sẽ bị xén.

<Canvas Width="300" Height="300"
   xmlns="http://schemas.microsoft.com/client/2007"
   xmlns:x="http://schemas.microsoft.com/winfx/2006/xaml">

  <Ellipse Height="200" Width="200" Canvas.Left="30" Canvas.Top="30"
     Stroke="Black" StrokeThickness="10" Fill="SlateBlue">
    <Ellipse.Clip>
      <RectangleGeometry Rect="0, 0, 100, 100"/>
    </Ellipse.Clip>
  </Ellipse>
</Canvas>

Thuộc tính RenderTransform
Thuộc tính RenderTransform cho phép bạn dùng đối tượng Transform để quay (rotate), làm xiên (skew), đổi tỷ lệ (scale) hoặc dịch chuyển (translate) một đối tượng. Danh sách sau sẽ mô tả các đối tượng Transform khác nhau mà bạn có thể dùng với thuộc tính RenderTransform.
– RotateTransform: Quay một đối tượng theo một góc nào đó.
– SkewTransform: Làm xiên đối tượng bởi một khoảng theo chiều X hoặc chiều Y.
– ScaleTransform: Phóng to hoặc thu nhỏ một đối tượng theo chiều cao hoặc chiều rộng bởi một khoảng cho trước.
– TranslateTransform: Dịch chuyển đối tượng theo chiều dọc hoặc chiều ngang bởi một khoảng cho trước.
Ngoài ra còn có một kiểu biến hình đặc biệt, TransformGroup, bạn có thể dùng để áp dụng nhiều phép biến hình lên một đối tượng nào đó. Chẳng hạn bạn có thể quay rồi sau đó làm xiên một đối tượng.
Ví dụ sau đây biểu diễn các đối tượng Transform khác nhau bằng cách áp dụng chúng lên các đối tượng Rectangle khác nhau.

<Canvas Width="300" Height="300"
    xmlns="http://schemas.microsoft.com/client/2007"
    xmlns:x="http://schemas.microsoft.com/winfx/2006/xaml"
  >
  <Rectangle Height="100" Width="100" Canvas.Left="70" Canvas.Top="10"
      Fill="Black">
    <Rectangle.RenderTransform>
      <RotateTransform Angle="45"/>
    </Rectangle.RenderTransform>
  </Rectangle>

  <Rectangle Height="100" Width="100" Canvas.Left="130" Canvas.Top="10"
      Fill="red">
    <Rectangle.RenderTransform>
      <SkewTransform AngleX="30"/>
    </Rectangle.RenderTransform>
  </Rectangle>

  <Rectangle Height="100" Width="100" Canvas.Left="10" Canvas.Top="190"
      Fill="blue">
    <Rectangle.RenderTransform>
      <ScaleTransform ScaleX="1.3" ScaleY=".5"/>
    </Rectangle.RenderTransform>
  </Rectangle>

  <Rectangle Height="100" Width="100" Canvas.Left="160" Canvas.Top="130"
      Fill="Green">
    <Rectangle.RenderTransform>
      <TransformGroup>
        <RotateTransform Angle="45"/>
        <ScaleTransform ScaleX=".5" ScaleY="1.2"/>
        <SkewTransform AngleX="30"/>
      </TransformGroup>
    </Rectangle.RenderTransform>
  </Rectangle>

</Canvas>
 

Nạp đạn liên tục trong SQUAD

Posted: December 13, 2010 in Game News

Việc nạp đạn này sẽ giúp các xạ thủ tránh khỏi tình trạng liều mình hi sinh.

Khi hết đạn, thay vì phải chuyển qua các vũ khí khác để tiếp tục tham gia trận chiến, giờ đây game thủ chỉ việc nhấn nút F trên bàn phím, đạn sẽ được nạp lại, game thủ duyduya2 chia sẻ thông tin trên diễn đàn trò chơi.
align=”center”>

Nạp đạn liên tục trong SQUAD

Kinh nghiệm này được coi là thông tin khá hữu ích vì hiện tại trong giai đoạn thử nghiệm nội bộ, các xạ thủ không thể vứt súng đi khi hết đạn, cũng như không thể nhặt được súng như các game bắn súng khác. Thành viên nanhbac trên Diễn đàn Game Thủ cho biết: “Không thể vứt súng đi cộng với việc không biết làm thế nào để nạp đạn khiến em phải sử dụng đến cả dao, đặc biệt là lúc nguy cấp. Giờ mà được cây súng ngon, lại nạp đạn liên tục thì quá tuyệt vời”.

Việc làm chủ bàn phím cũng như các chức năng cơ bản hoặc nâng cao sẽ giúp chúng ta cải thiện tốc độ và hiệu suất công việc. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số phím tắt tiện lợi khi áp dụng trong Windows.

Win + 1, 2, 3, 4… sẽ khởi động lần lượt các ứng dụng trong taskbar:

Win + Alt + 1, 2, 3… hiển thị các tùy chọn tương ứng với chương trình trên taskbar, sau đó dùng chuột để lựa chọn:

Win + T: lựa chọn xoay vòng giữa các ứng dụng có tại taskbar, giống như khi bạn di chuyển chuột qua những chương trình này, và sử dụng phím Space hoặc Enter để khởi động:

Win + Home: thu nhỏ lại tất cả các chương trình ngoại trừ cửa sổ làm việc hiện tại.

Win + B: lựa chọn các thành phần trong System tray, không phải luôn hữu ích nhưng sẽ cần áp dụng trong trường hợp con trỏ chuột không hoạt động.

Win + Up/Down: mở kích thước tối đa và hạ cửa sổ làm việc hiện thời xuống dưới khay hệ thống.

Alt + Esc: cũng tương tự như Alt+Tab nhưng theo thứ tự các chương trình được mở, và không có chế độ xem trước.

Win + Pause/Break: hiện thị cửa sổ thuộc tính của hệ thống:

Ctrl + Esc: hiển thị Start Menu

Ctrl + Shift + Esc: mở trình điều khiển Task Manager thay vì Ctrl+Alt+Del

Alt + Space: mở cửa sổ lựa chọn của cửa sổ hiện thời với những tùy chọn như maximize (x), minimize (n), close (c), hoặc move (m). Rất hữu ích khi ứng dụng treo hoặc không tắt được bằng phím tắt Alt + F4 thông thường.

Alt + Up: quay trở lại thư mục bên ngoài