Archive for December 11, 2010

Hiện tại bạn đang sử dụng chữ ký có dạng như thế nào? Những dòng text đơn điệu hay đường dẫn URL quảng cáo dài “lê thê”? Trong bài viết sau, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn cách tạo chữ ký dưới dạng HTML với vẻ ngoài chuyên nghiệp và hấp dẫn, cho dù bạn không có nhiều kinh nghiệm về mã HTML.

Trước tiên, các bạn tạo 1 email mới trong ThunderBird bằng cách nhấn nút Write. Sau đó trình bày và định dạng chữ ký mong muốn của bạn, có thể bôi màu, gán đường dẫn…:

Một cách khác để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn là chèn logo vào chữ ký, có thể làm được việc này theo 2 cách: đính kèm trực tiếp hoặc nhúng từ web server. Nếu bạn chọn phương pháp sử dụng file đính kèm, tất cả thư gửi đi đều sẽ kèm theo 1 file ảnh logo, qua đó dung lượng sẽ tăng thêm một chút (vài KB) và có thể sẽ gặp khó khăn ở phía người nhận (do đường truyền, chế độ ngăn chặn ảnh…). Trong bài thử nghiệm này, tác giả đã tiến hành chèn file logo được lấy trực tiếp từ host. Để chèn ảnh, các bạn nhấn nút Insert > Image:

Sau đó trỏ tới đường dẫn của file, bằng nút Choose File… hoặc copy và paste đường dẫn vào ô Image Location. Bên cạnh đó, nếu muốn sử dụng text hiển thị thì gõ nội dung vào ô Tooltip, nếu không thì chọn Don’t use alternate text:

Để chèn đường dẫn liên kết, chọn đoạn text và nhấn Insert > Link:

Gõ đường dẫn cụ thể vào ô Link Location và OK:

Sau khi hoàn chỉnh thành phần của chữ ký theo mong muốn, các bạn chọn Edit > Select All (hoặc nhấn Ctrl + A) để lựa chọn toàn bộ nội dung text:

Sau đó chọn tiếp Insert > HTML:

Hộp thoại tiếp theo hiển thị, bạn copy toàn bộ mã HTML tại đây và lưu trong 1 file *.txt bất kỳ. Sau đó đóng cửa sổ này lại bằng nút Cancel:

Năm 2010 chuẩn bị khép lại cũng là lúc các hãng bảo mật nổi tiếng trên thế giới nhìn lại kết quả theo dõi năm qua và đưa ra xu hướng sẽ diễn ra trong năm tới. Theo Symantec, bảo mật Internet năm 2011 sẽ nổi cộm lên 5 vấn đề lớn.

1. Hacker sẽ tấn công các hạ tầng quan trọng, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ phản ứng nhanh nhạy thì khối chính phủ lại phản ứng khá chậm chạp.  

Từ bài học về sâu Stuxnet, hãng bảo mật Symantec cho rằng, những kinh nghiệm của vụ tấn công nay sẽ giúp tin tặc triển khai thêm các cuộc tấn công vào nhiều hạ tầng quan trọng trong năm 2011. Stuxnet là ví dụ điển hình nhất của dạng virus máy tính, được thiết kế cho mục đích sửa đổi hành vi của các hệ thống phần cứng, nhằm gây ra những thiệt hại vật lý trong thế giới thực. Mặc dù ban đầu số lượng các cuộc tấn công này có thể thấp nhưng cường độ sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới.

Khảo sát về bảo vệ hạ tầng thông tin quan trọng (CIP) năm 2010 của Symantec cũng cho thấy xu hướng đó. Khi 48% doanh nghiệp được hỏi cho rằng, họ có thể là nạn nhân của kiểu tấn công này trong năm tới; và 80% tin rằng tần suất những vụ tấn công kiểu đó đang tăng lên. Với mức nhận thức khá cao như vậy, hy vọng các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ thận trọng hơn trong việc triển khai các biện pháp bảo mật để chống lại các cuộc tấn công kiểu đó. Ngoài ra, phần lớn các nhà cung cấp hạ tầng quan trọng đều tỏ ra sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với chính phủ trong vấn đề bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu. Tuy nhiên, Symantec không kỳ vọng sẽ có nhiều thay đổi trong lĩnh vực này, nhất là khi nhìn vào thực trạng của khu vực chính phủ trong năm nay.

2. Lỗ hổng zero-day sẽ thông dụng hơn bởi các mối đe dọa tấn công có chủ đích sẽ tăng cả về số lượng lẫn tác hại.

Năm 2010, Trojan Hydraq (còn gọi là “Aurona”) được coi là ví dụ điển hình cho cái gọi là đe dọa tấn công vào các mục tiêu xác định. Đó có thể là các tổ chức hoặc một hệ thống máy tính cụ thể nào đó thông qua những lỗ hổng phần mềm chưa được biết tới (zero-day). Giới hacker đã lợi dụng những lỗ hổng bảo mật như vậy trong nhiều năm qua, thế nhưng những mối đe dọa mang tính mục tiêu cao như vậy sẽ tăng mạnh trong năm 2011. Trong vòng 12 tháng tới, chúng ta sẽ chứng kiến những lỗ hổng zero-day ngày càng tăng nhanh với số lượng cao hơn bất kỳ năm nào trước đây.

Sở dĩ xu hướng này trở nên nổi bật hơn là do bản chất phát tán chậm của các loại malware kiểu đó. Các đe dọa có tính mục tiêu thường tập trung vào các tổ chức và cá nhân với mục đích rõ ràng là đánh cắp dữ liệu có giá trị hoặc xâm nhập vào các hệ thống mục tiêu để phá hoại. Từ thực tế đó, những kẻ tấn công muốn nâng cao lợi thế và nhắm vào mục tiêu lần đầu mà không bị phát hiện, bắt giữ.

3. Việc sử dụng thiết bị di động thông minh tăng mạnh đã xóa mờ ranh giới giữa mục đích sử dụng cho cá nhân và công việc. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về các mô hình bảo mật CNTT mới.

Xu hướng này đang ngày càng tăng lên và không có dấu hiệu giảm bớt trong năm tới. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải triển khai các phương thức bảo mật mới để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ và truy xuất thông qua các thiết bị di động. Giải pháp thích hợp nhất có lẽ là bảo mật đám mây, triển khai các chính sách bảo mật trên web tập trung và hiệu quả hơn.

4. Tuân thủ quy định sẽ hướng tới triển khai các công nghệ mã hóa hơn là tìm cách giảm thiểu rò rỉ dữ liệu.

5. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mang động cơ chính trị

Theo báo cáo CIP 2010 của Symantec, hơn một nửa các doanh nghiệp cho rằng, họ nghi ngờ, hay ít nhất cũng chắc chắn một điều rằng, họ từng trải qua một vụ tấn công mang động cơ chính trị. Trước đây, những cuộc tấn công kiểu này thường rơi vào trường hợp gián điệp mạng, hoặc tấn công từ chối dịch vụ nhằm vào các dịch vụ Web. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của sâu Stuxnet, những đe dọa kiểu này sẽ không còn đơn thuần là trò chơi giám điệp hay gây rối, mà chúng sẽ là vũ khí gây ra thiệt hại trong thế giới thực.

Symantec cho rằng, Stuxnet có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy những hoạt động tấn công mà một số người gọi đó là chiến tranh mạng đã và đang diễn ra. Năm 2011, các dấu hiệu về nỗ lực kiểm soát vũ khí kỹ thuật số này sẽ càng trở nên rõ ràng hơn.

Theo VnMedia

Hôm qua, Sony trình làng mẫu máy chiếu VPL-VW90ES hiển thị hình ảnh 3D với giá 187 triệu dành cho thị trường Việt Nam.

Sony VPL-VW90ES được hãng hướng tới người dùng cao cấp, sử dụng giải trí tại nhà giống như một rạp chiếu phim 3D tiên tiến.


Máy chiếu 3D của Sony có giá 187 triệu đồng.

Theo Sony, điểm đặc biệt của VPL-VW90ES chính chất lượng hình ảnh 3D rõ nét, sống động, mượt mà. Với khả năng chiếu phim 3D ở độ phân giải Full HD 1080p, model này được trang bị tấm nền SXRD với tỉ lệ quét hình cao 240Hz. Tỷ lệ quét hình cao này giúp giảm thiểu hiện tượng biến dạng ảnh hoặc “crosstalk” (chồng ảnh), khả năng trình chiếu phim công nghệ 3D 24p True Cinema cũng như phim 2D với độ phân giải cao.

Bên cạnh đó, VPL-VW90ES còn sử dụng bóng đèn đơn UHP (Ultra High Performance) làm tăng độ sáng lên đến 1000 ANSI lumens, đồng thời cho hình ảnh sâu hơn và độ sắc nét nhờ vào công nghệ Advanced Iris 3 độc quyền của Sony hỗ trợ tỷ lệ tương phản sống động ở mức 150.000:1.

VPL-VW90ES có khả năng chuyển đổi hình ảnh 2D thành hình ảnh 3D. Đặc biệt, VPL-VW90ES cho phép các game thủ sử dụng với những chương trình game 3D hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều như WipEout HD và MotorStorm II chơi trên máy PlayStation 3 ở độ phân giải cao.

Một trong những điểm nổi bật của máy chiếu VPL-VW90ES là tính thân thiện với người dùng. Máy đặc biệt dễ cài đặt và thích hợp với nhiều cấu hình. Người dùng có thể cài đặt dựa vào nội dung và kích thước căn phòng. VPL-VW90ES có bề mặt gương bóng màu đen, thiết kế đẹp. Máy cũng chạy êm nhờ tiếng ồn quạt thấp, chỉ khoảng 22dB.

Máy chiếu 3D VPL-VW90ES đã có mặt tại Việt Nam. Giá bán lẻ tham khảo tại thị trường Việt Nam là 187 triệu đồng (chưa bao gồm VAT). Dưới đây là một số hình ảnh của máy chiếu 3D Sony đầu tiên tại Việt Nam.